kientructhiennam@gmail.com

Không gian giếng trời trong nhà ở hợp phong thủy

Đặc điểm của những ngôi nhà mặt phố diện tích nhỏ thường lượng ánh sáng vào nhà là rất ít do nhiều nhà xây sát nhau. Để khắc phục điều này các kiến trúc sư thường tư vấn thiết kế thêm không gian giếng trời để lấy ánh sáng và không khí tự nhiên. Không gian giếng trời thường là một không gian nhỏ, nằm ở nhà để không gian xung quanh được “hít thở” sự thông thoáng và ánh sáng từ thiên nhiên. Việc thiết kế giếng trời cho nhà không chỉ mang lại sự tươi sáng cho ngôi nhà mà còn mang đến tính thẩm mỹ, không gian ấn tượng, giúp không gian ngôi nhà bạn luôn sáng sủa, thoáng đãng.

Cấu tạo của không gian giếng trời

Giếng trời gồm có 3 phần:

  • Phần Chân giếng : là phần tiếp xúc với mặt đất
  • Phần Lưng giếng : Là phần chiếu sáng các tầng bên trên.
  • Phần Mái giếng : Phần chiếu sáng và thông gió.

Trong đó, chân giếng là không gian cần được lưu tâm nhất vì đây là nơi gia chủ thể hiện khiếu thẩm mỹ, sáng tạo của mình. Thường phần không gian này sẽ được bố trí một loại hoa, cây cảnh hoặc bể cá. Các KTS thường tư vấn gia chủ chọn loại cây ưa bóng râm và dễ chăm sóc, không thu hút côn trùng.

2 lại giếng trời phổ biến:

  • Giếng trời có mái che
  • Giếng trời không có mái che

Một số lưu ý khi thiết kế không gian giếng trời

Không gian giếng trời thường được thiết kế nhỏ gọn, diện tích giếng không cần quá lớn, giữa diện tích giếng và diện tích ngôi nhà hài hòa với nhau để tạo nên một không gian hiện đại và mát mẻ.

Vị trí giếng trời thường được đặt tại trung tâm của ngôi nhà, thuộc khu vực cầu thang, nhà bếp, phòng ăn. Như vậy vừa dễ trang trí mặt chân giếng, vừa tiết kiệm diện tích lại phát huy được tối đa các tính năng của giếng trời như thông gió và lấy ánh sáng tự nhiên cho các phòng.

Khi thiết kế Giếng Trời cần chú ý các điểm sau:

  • Chú ý đến tiếng ồn do tiếng vọng và các dòng không khí bằng cách tìm vật liệu chống ồn.
  • Không bố trí chỗ ngồi chỗ sinh hoạt ngay dưới chân giếng.
  • Trên các cửa sổ hành lang mở ra Giếng Trời phải bố trí lan can an toàn cho trẻ nhỏ.

Với Giếng Trời không có mái che thì phần đáy giếng phải tổ chức thoát nước thật tốt, đủ rộng. Khu vực xung quanh giếng phải có hệ thống che chắn (tường, vách, cửa) để nước mưa rớt xuống sàn không bắn vào những không gian sinh hoạt khác.

Với Giếng Trời có mái cần có giải pháp mái hợp lý, phòng khi mưa, có gió to sẽ tạt mưa qua các khe, ô thoáng của mái xuống nhà.

Một số mẫu không gian giếng trời

khong-gian-gieng-troi

Cây xanh luôn là sự lựa chọn số một cho việc trang trí giếng trời. Hãy chọn những cây như vạn niên thanh, các loại cây leo, cọ cảnh, cây phát lộc … vì chúng không tốn nhiều thời gian chăm sóc và dễ sống.

khong-gian-gieng-troi-1

Giếng trời là một hình ảnh quen thuộc trong các ngôi nhà hiện đại, nhất là với những căn nhà phố thường không có nhiều mặt thoáng.

khong-gian-gieng-troi-2

khong-gian-gieng-troi-3

khong-gian-gieng-troi-4

Toàn bộ trần nhà làm bằng kính trong suốt, khi quá nắng sẽ có hệ thống che tự động.

khong-gian-gieng-troi-5

Giếng trời là giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật nhằm lấy ánh sáng và thông thoáng và nó cũng trở thành một không gian đặc biệt, một điểm nhấn của ngôi nhà.

khong-gian-gieng-troi-6

khong-gian-gieng-troi-7

khong-gian-gieng-troi-8

Phòng khách rất thân thiện với thiên nhiên: có cả cửa kính lớn lẫn giếng trời. khong-gian-gieng-troi-9

khong-gian-gieng-troi-10

 Giếng trời trong không gian liên thông bếp – phong khách.

khong-gian-gieng-troi-11

Nếu bố trí bể cá, hãy đảm bảo không gian diện tích giếng trời đủ rộng để không gây cảm xúc tù đọng. Bờ bể cá nên cao để khi cá quẫy nước không vương ra sàn nhà. Chọn các loại cá nhỏ, có nhiều màu sắc uyển chuyển như cá vàng, cá kiếm, harmoni… Có thể kết hợp hòn non bộ và các loại cây cảnh trồng trong nước với hệ thống đèn chìm sẽ làm cho bể cá lung linh hơn, và tạo một không gian thư giãn.

Gửi câu hỏi cho chúng tôi

Ý kiến của bạn