kientructhiennam@gmail.com

Cải thiện phong thủy cho nhà ở

Từ xa xưa, chuyện xây dựng bố trí đồ dùng vật dụng trong nhà đều dựa theo phong thủy. Nhiều người cho rằng, một ngôi nhà hợp phong thủy sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, giúp gia đình phồn vinh. Áp dụng cho trường hợp của bạn, ngôi nhà của bạn đã hợp phong thủy chưa, và làm thế nào để cải thiện phong thủy cho nhà ở?

phong-thuy-nha-o

Phong thủy là gì?

Phong thủy là một khoa chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa gió và nước và ảnh hưởng của chúng tới đời sống con người.

Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố, hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước ….Phong thủy được chia làm 2 lĩnh vực chính là âm trạch và dương trạch. Âm trạch là đất dùng để chôn người chết, còn gọi là mồ mả. Phong thủy cho rằng, nếu người chết được chôn vào một cuộc đất tốt về phong thủy thì sẽ truyền được phúc đức cho con cháu đời sau. Còn Dương trạch là đất được dùng vào mục đích làm nhà cửa, đình, chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố. Dương trạch phải hài hòa với thiên nhiên, có môi trường tốt đẹp, làm cho con người thấy vui tươi, mạnh khỏe, hạnh phúc. Dương trạch tốt tức là môi trường tốt.

Cải thiện nhà ở hợp phong thủy

Hiểu một chút về phong thủy hoặc nhờ sự tư vấn của người có kinh nghiệm có kiến thức về phong thủy vừa giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, lại vừa nâng cao đáng kể chất lượng không gian sống.

Theo nguyên tắc phong thủy về chỉnh trang nhà đang ở, chúng ta cần quan tâm đến Môn – Táo – Chủ.

Môn là toàn bộ hệ thống cửa và các lối ra vào nhà. Cửa nào cần mở, cửa nào không nên mở, cửa nào nên dùng loại rèm gì cho phù hợp, màu sắc và chất liệu cửa tương đồng ngũ hành với đồ nội thất không? Đặt thêm chậu cảnh, treo hoa trang trí trên khung, bệ cửa sổ cũng là một cách hữu hiệu thu hút tầm mắt và tạo sinh khí mới cho nội thất.

Về Táo (bếp núc), rất dễ bị “ô nhiễm” bởi dầu mỡ, nước, khói, đồ lặt vặt, rác thải …. ). Để chỉnh trang khu Táo, chúng ta cần chú ý vệ sinh, kiểm tra hệ thống kỹ thuật như hút hói, hơi đốt, sàn nước và chậu rửa, phát hiện kịp thời các rò rỉ và sự cố, cũng như sắp xếp trật tự cho không gian sử dụng trong bếp mà quá trình sử dụng đã biến chuyển. Gia chủ cũng nên chú ý không nên chất nhiều vật dụng lên trên tủ bếp, nhất là khu vực lò nấu, không đặt máy móc gần lửa (hỏa khắc kim), ánh sáng và thông thoáng trong bếp cũng cần điều chỉnh tới mức phù hợp để đem lại sinh khí cho toàn nhà.

Còn Chủ, các khu vực dành cho chủ nhân tùy theo thứ tự lớn bé trong gia đình. Trước hết là bàn thờ và các không gian đoàn tụ – sinh hoạt gia đình, kế đến là nơi tiếp khách và phòng ăn, rồi đến các phòng ngủ.

Do thói quen, nhiều gia đình hay sắm vật dụng mới vào nhưng thực ra trước khi sắm đồ mới cần kiểm tra, sắp xếp bảo trì vật dụng cũ vốn có. Như vậy vừa tiết kiệm chi phí, mà không gian trong phòng vẫn được đảm bảo. Đôi khi chỉ là một tấm thảm đặt đúng chỗ, chiếc võng đồng điệu với không gian cũng đủ đem đến sinh khí mới cho nội thất.

hop-phong-thuy

Một nguyên tắc đơn giản nữa trong phong thủy đó là: Khi có them một đồ vật nào vào thì phải biết bớt ra một số thứ nào đó để tạo cân bằng, tránh để vật dụng chồng chất làm chật chội thêm không gian cư trú.

Kientructhiennam.com (Sưu tầm)

Có thể bạn quan tâm: Phong thủy nhà ở

Gửi câu hỏi cho chúng tôi

Ý kiến của bạn